Các khía cạnh xã hội của hiện tượng tội phạm
Khoa Lý luận ChínHội thảo khoa học cấp Khoa: “Các khía cạnh xã hội của hiện tượng tội phạm”h trị tổ chức
Ngày 22/11, Khoa Lý luận Chính trị tổ chức Hội thảo khoa học cấp Khoa: “Các khía cạnh xã hội của hiện tượng tội phạm”.
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có đại diện của các Khoa chuyên môn: TS. Lý Văn Quyền – Bộ môn Tội phạm học – Khoa Pháp luật hình sự; TS. Bùi Xuân Phái – Bộ môn Lí luận Nhà nước – Khoa Pháp luật Hành chính; TS. Nguyễn Hải Ninh – Bộ môn Tố tụng Hình sự - Khoa Pháp luật Hình sự. Cùng toàn thể đông đảo cán bộ, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị.
Phát biểu khai mạc, TS. Ngọ Văn Nhân – Trưởng ban tổ chức Hội thảo cho biết: “Thực hiện kế hoạch Nghiên cứu khoa học đã được nhà trường phê duyệt năm 2021, bộ môn Xã hội học đã triển khai nội dung hội thảo với chủ đề: “Các khía cạnh xã hội của hiện tượng tội phạm”. Ban Tổ chức Hội thảo đã thu được 15 tham luận, trong đó có số lượng các bài tham luận của các thầy cô trong các đơn vị chuyên môn trong trường viết bài tương đối nhiều. Về nội dung của Hội thảo sẽ tập trung các khía cạnh cụ thể sau: Làm rõ khái niệm, các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm; Tìm hiểu các nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tội phạm; Phân tích nội dung các biện pháp phòng, chống tội phạm nói chung và một số loại tội phạm cụ thể.
Tại Hội thảo, đã có 6 tham luận được trình bày với nhiều ý kiến tham gia đóng góp ý kiến. Chia sẻ tại Hội thảo theo TS. Lý Văn Quyền: Theo chủ đề này bên bộ môn Tội phạm học cũng đã đưa cho sinh viên thảo luận, tội phạm là bộ phận về xã hội học tội phạm. Tội phạm học là khoa học liên ngành, nghiên cứu về tâm lý tội phạm theo các mô hình: thuyết hành vi, thuyết hành động. Còn theo ý kiến của TS. Nguyễn Hải Ninh “Giữa các ngành khoa học có sự liên ngành giữa các chỉ báo. Nếu ở trong tố tụng hình sự, tội phạm được khai báo nằm trong tội phạm được phát hiện. Trong Xã hội học pháp luật sử dụng chỉ báo tội phạm ẩn dấu, nhưng trong tố tụng hình sự có tội phạm rõ và tội phạm mờ, chứng cứ bắt quả tang đưa ra rõ thì gọi là tội phạm rõ và tội phạm mờ do không phát hiện ra được và cũng không xử lý được cũng như thông tin về tội phạm đó là chưa rõ hẳn ra”. Theo ý kiến của TS. Ngọ Văn Nhân có ý kiến thêm về việc cần xác định các từ khoá tội phạm ẩn dấu, tội phạm khai báo…vv. Để phân biệt tội phạm tội phạm ẩn dấu và tội phạm được phát hiện thì khi giảng dạy trên lớp tôi thường vẽ mô hình hình tháp để cho sinh viên có thể dễ quan sát. Hơn nữa, cần thống nhất ngôn từ giữa các ngành khoa học khác nhau.
Với sáu tham luận được trình bày, nhiều ý kiến đóng góp thêm cho Hội thảo làm rõ thêm các vấn đề của Hội thảo. Các ý kiến sôi nổi, xác đáng và mang đến nhiều thông tin bổ ích cho Hội Thảo. Hội thảo thành công tốt đẹp./.