HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA: “Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch CoVid 19 – Cơ hội và thách thức”

Đăng vào 30/10/2023 00:00

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA

“Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch CoVid 19 – Cơ hội và thách thức”

Với mục đích trao đổi học thuật, chia sẻ những quan điểm nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài trường đồng thời bổ sung thêm nguồn tài liệu cho sinh viên phục vụ cho việc học tập nội dung hội nhập kinh tế quốc tế qua đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học và dạy của giảng viên và sinh viên. Thực hiện kế hoạch khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2023, ngày 26/10/2023 Khoa Lý luận chính trị  đã tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa với chủ đề: “ Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch Covid 19 – Cơ hội và thách thức” do Bộ môn Kinh tế chính trị chủ trì về chuyên môn.

Tham dự hội thảo có đông đảo các thầy giáo, cô giáo của khoa Lý luận chính trị, khoa Thương mại quốc tế, phòng Khoa học và Công nghệ, các em sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội và sự tham gia của các thầy giáo, cô giáo ngoài trường.

Phát biểu khai mạc hội thảo TS. Ngọ Văn Nhân – Trưởng khoa Lý luận chính trị  hy vọng rằng thông qua hội thảo sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các em sinh viên hiểu sâu hơn về những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tình hình đại dịch Covid 19.

ThS. Nguyễn Văn Luân – Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường ĐH Luật HN trình bày tham luận tại hội thảo

 

ThS. Đặng Đình Thái – Khoa Lý luận chính trị - Trường ĐH Luật HN trình bày tham luận tại hội thảo

Hội thảo diễn ra từ 8h00 đến 11h30’ cùng ngày với hai phiên, với 6 báo cáo. Các báo cáo đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, làm rõ, tường minh hơn về những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh kinh tế (đặc biệt là vấn đề thu hút FDI), văn hóa, an ninh quốc phòng, phát triển nguồn nhân lực…so với những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế mà giáo trình Kinh tế chính trị đã viết. Từ đó, góp phần cung cấp nguồn tài liệu vô cùng phong phú cho việc dạy và học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin đồng thời cũng gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu.