CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1. Vị trí:
Khoa Lý luận chính trị là đơn vị chuyên môn thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, thực hiện các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Xã hội học pháp luật và các lĩnh vực, nhiệm vụ chuyên môn khác được Hiệu trưởng giao.
2. Chức năng:
- Tổ chức và thực hiện hoạt động đào tạo bậc đại học, sau đại học phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Khoa;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Khoa;
- Quản lý người học;
- Quản lý nội bộ Khoa;
- Thực hiện các chức năng khác theo quy định và theo phân công của Hiệu trưởng.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Khoa thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội và các quy định cụ thể sau:
a) Về đào tạo đại học, sau đại học:
- Phối hợp với Phòng Đào tạo đại học, Phòng Đào tạo sau đại học và các đơn vị có liên quan trong tổ chức, thực hiện hoạt động giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong xây dựng, rà soát, chỉnh sửa, phát triển chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành theo phân công của Hiệu trưởng;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Trường phù hợp với chuyên môn của Khoa;
- Tổ chức biên soạn, phê duyệt đề cương chi tiết các học phần thuộc chuyên môn của Khoa;
- Xây dựng, biên soạn sách, giáo trình, tập bài giảng, tài liệu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với chuyên môn và định hướng phát triển của Khoa và của Trường;
- Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập của người học các bậc, hệ đào tạo theo quy định của pháp luật và của Trường; bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội;
- Biên soạn ngân hàng đề thi của các học phần thuộc chuyên môn của khoa; phối hợp với Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và khảo thí trong việc bàn giao và quản lí ngân hàng đề thi, tổ chức thi theo quy định của Trường;
- Thực hiện việc giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người học về điều kiện dự thi, hoãn thi, kết quả kiểm tra đánh giá theo quy định của pháp luật và của Trường;
- Chỉ đạo, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các bộ môn, giảng viên thuộc Khoa theo quy định của Trường; bảo đảm liên thông trong đào tạo giữa các bộ môn, giảng viên thuộc Khoa;
- Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng về các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng các bậc, hệ đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa; đề xuất danh sách và phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ triển khai ký hợp đồng đối với giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng các bậc, hệ đào tạo để Hiệu trưởng phê duyệt; quyết định việc bố trí giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng đã được phê duyệt tham gia đào tạo các bậc, hệ theo đề xuất của các bộ môn thuộc Khoa;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong lĩnh vực đào tạo theo quy định và phân công của Hiệu trưởng.
b) Về thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của Khoa phù hợp với quy định của Trường; đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học được giao cho Khoa, Bộ môn hoặc giảng viên của Khoa thực hiện;
- Chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học cấp Khoa; chủ trì về nội dung, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học cấp Trường, viết bài tham dự hội thảo khoa học cấp Bộ; hội thảo quốc tế... thuộc lĩnh vực chuyên môn của Khoa hoặc được Hiệu trưởng phân công
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên sau đại học và các đối tượng khác (nếu có) thuộc lĩnh vực chuyên môn của Khoa theo quy định và kế hoạch của Trường;
c) Về quản lý người học:
Phối hợp với Phòng Công tác sinh viên thực hiện công tác quản lý người học theo quy định, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của Khoa;
- Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của Khoa; đề xuất lịch công tác, làm việc của lãnh đạo Trường trong lĩnh vực công tác của Khoa; xây dựng danh mục công việc, nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Khoa;
- Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành và tổ chức thi hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa; tổ chức thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn của pháp luật và của Trường trong lĩnh vực công tác của Khoa;
- Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động của Khoa theo phân cấp, quy định và hướng dẫn của Trường bao gồm:
+ Xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết và đồng thuận trong Khoa;
+ Đề xuất tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức, hợp đồng lao động đối với giảng viên thỉnh giảng theo quy định; đề xuất kiện toàn viên chức lãnh đạo, quản lý; triển khai các bước trong quy trình quy hoạch, bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị theo quy định và kế hoạch Trường;
+ Tham gia xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực từng vị trí việc làm của Khoa; tổ chức phân công công việc theo vị trí việc làm và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý thời gian lao động, chấm công đối với các viên chức và lao động trong Khoa theo quy định;
+ Kiểm tra, giám sát, phát hiện và đề xuất việc xử lý vi phạm kỷ luật của viên chức hoặc người lao động; rà soát, đề xuất tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với người đang làm việc tại đơn vị theo yêu cầu chung;
+ Đề xuất và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và người lao động của Khoa; tổ chức trao đổi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong nội bộ đơn vị;
+ Tổ chức thực hiện công tác tập sự, thực tập, thử việc của viên chức, người lao động của Khoa theo quy định; thực hiện phân loại, đánh giá chất lượng viên chức và người lao động trong phạm vi thẩm quyền của Khoa; triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập, bổ sung lý lịch viên chức, người lao động trong Khoa theo quy định;
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý viên chức, người lao động theo quy định;
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Khoa, lập, quản lý và nộp lưu trữ hồ sơ công việc theo quy định;
- Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản, trang thiết bị do Trường cấp hoặc giao; thực hiện các quy định về tài chính của Trường và pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định hoặc theo yêu cầu của Trường và các cơ quan chức năng có thẩm quyền; chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của Trường và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Khoa;
- Tổ chức triển khai, tổng kết các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, quyên góp ủng hộ..., do Trường hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức phát động theo quy định hoặc phân công;
- Báo cáo và đề xuất với Hiệu trưởng về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác của Khoa, của Trường.
đ) Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Khoa và sự phân công của Hiệu trưởng;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định hoặc phân công của Hiệu trưởng.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm:
1. Ban Chủ nhiệm Khoa
- Trưởng khoa: TS. Ngọ Văn Nhân
- Phó Trưởng khoa: TS. Phan Thị Luyện.
- Phó Trưởng khoa: TS. Trịnh Thị Phương Oanh.
2. Hội đồng Khoa
- TS. Ngọ Văn Nhân
- TS. Đào Ngọc Tuấn
- TS. Trần Thị Hồng Thúy
- TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
- TS. Trịnh Thị Phương Oanh
- TS. Phan Thị Luyện
- TS. Nguyễn Văn Khoa
- ThS. Đặng Đình Thái
- ThS. Nguyễn Văn Đợi
- ThS. Nguyễn Hùng Cường
- ThS. Phạm Thái Huynh
3. Các Bộ môn chuyên môn
Đến thời điểm tháng 5/2021, Khoa Lý luận chính trị có 22 viên chức tham gia giảng dạy tại 06 bộ môn chuyên môn, gồm:
(1) Bộ môn Triết học
- Phó Trưởng bộ môn, phụ trách Bộ môn: ThS. Đặng Đình Thái - Giảng viên chính
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ TS. Ngọ Văn Nhân - Giảng viên cao cấp
+ TS. Trần Thị Hồng Thúy - Giảng viên chính
+ TS. Đào Ngọc Tuấn - Giảng viên chính
+ ThS. Nguyễn Thanh Hoa - Giảng viên
(2) Bộ môn Kinh tế chính trị
Phó Trưởng bộ môn, phụ trách Bộ môn: ThS. Nguyễn Văn Đợi - Giảng viên chính
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Giảng viên chính
+ ThS. Ninh Thị Hồng - Giảng viên
(3) Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Phó Trưởng Bộ môn, phụ trách: ThS. Phạm Thái Huynh - Giảng viên
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ PGS.TS. Lê Thanh Thập - Giảng viên cao cấp
+ ThS. Nguyễn Cẩm Nhung - Giảng viên
(4) Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phó Trưởng bộ môn, phụ trách Bộ môn: ThS. Nguyễn Hùng Cường - Giảng viên
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ TS. Nguyễn Văn Khoa - Giảng viên chính
+ ThS. Trần Thị Thu Hương - Giảng viên
+ ThS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Giảng viên
(5) Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trưởng Bộ môn: TS. Trịnh Thị Phương Oanh - Giảng viên chính
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ ThS. Nguyễn Thị Liên - Giảng viên
+ ThS. Nguyễn Thị Mai Anh - Giảng viên
(6) Bộ môn Xã hội học
- Trưởng Bộ môn: TS. Phan Thị Luyện - Giảng viên chính
- Các viên chức thuộc Bộ môn:
+ ThS. Nguyễn Thanh Hương - Giảng viên
+ ThS. Nguyễn Thị Yến - Giảng viên
Giảng dạy học phần Triết học trong chương trình đào tạo sau đại học: Ngoài việc đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc Chương trình đào tạo đại học, một số giảng viên trong Khoa còn đảm nhiệm giảng dạy học phần Triết học thuộc Chương trình đào tạo thạc sĩ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là Chương trình dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BGDĐT ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Trưởng Bộ môn : TS. Ngọ Văn Nhân
- Các giảng viên tham gia giảng dạy:
+ TS. Ngọ Văn Nhân - Giảng viên cao cấp
+ PGS.TS. Lê Thanh Thập - Giảng viên cao cấp
+ TS. Trần Thị Hồng Thúy - Giảng viên chính
+ TS. Đào Ngọc Tuấn - Giảng viên chính
4. Trợ lý khoa
Trợ lý khoa có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Khoa thực hiện công tác hành chính - giáo vụ của Khoa, gồm: công tác hành chính - văn phòng của Khoa; công tác văn thư, lưu trữ thuộc trách nhiệm của Khoa; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của đơn vị; quản lý và cập nhật website của Khoa; giúp lãnh đạo Khoa soạn thảo các văn bản chỉ đạo và điều hành công tác của Khoa; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Khoa hoặc Nhà trường.
Trợ lý: Lê Hồng Tài - Chuyên viên chính
5. Các tổ chức, đoàn thể trong Khoa
- Chi bộ Khoa Lý luận chính trị:
Số lượng: 16 đảng viên
Bí thư: TS. Ngọ Văn Nhân
- Công đoàn Khoa Lý luận chính trị:
Số lượng: 22 đoàn viên công đoàn
Chủ tịch: TS. Phan Thị Luyện
- Tổ Nữ công:
Số lượng: 14 thành viên
Tổ trưởng: ThS. Nguyễn Thị Liên